Tiên Du, Bắc Ninh: Phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/3/2023 | 4:14:16 PM

QLMT - Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh triển khai Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống giai đoạn 2023 – 2025.

Nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, huyện Tiên Du triển khai Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống giai đoạn 2023 – 2025.



Du khách tìm mua sản phẩm truyền thống mây tre đan Xuân Hội.

Nhiệm vụ bảo tồn và phát triển làng nghề, nghề truyền thống tập trung vào các nội dung: Phát huy vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi; phối hợp thực hiện các dự án; phát triển các nghề mới; tôn vinh làng nghề, nghề truyền thống và các nghệ nhân, thợ giỏi. Về mục tiêu chung, địa phương phấn đấu được UBND tỉnh công làng nghề hoa, cây cảnh thôn Giới Tế (xã Phú Lâm), bảo tồn phát triển nghề truyền thống mây tre đan Xuân Hội (xã Lạc Vệ); có sản phẩm làng nghề được đánh giá và xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP; xây dựng nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm tại làng nghề truyền thống để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm; xây dựng cổng chào làng nghề và thực hiện cắm biển chỉ dẫn, quảng bá cho làng nghề truyền thống; thu nhập bình quân của lao động tại các làng nghề trên địa bàn đạt trên 8 triệu đồng/người/tháng…

Huyện Tiên Du yêu cầu các ngành chức năng, địa phương đẩy mạnh công tác quản lý và hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề, nghề truyền thống. Quy hoạch khu sản xuất làng nghề và quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với điểm du lịch làng nghề. Đồng thời, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm bảo vệ môi trường làng nghề; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống.

Đức Anh

Tags Tiên Du Bắc Ninh Phát triển làng nghề Nghề truyền thống Bảo vệ môi trường

Các tin khác

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa năm 2024 tại chợ Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, nhằm tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên, người dân nâng cao ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục