Đắk Lắk: Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo thân thiện với môi trường

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/12/2022 | 5:56:49 PM

QLMT - Vừa qua, Sở GD-ĐT Đắk Lắk đã tổng kết và trao giải Hội thi “Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cấp học mầm non tỉnh Đắk Lắk, năm học 2022-2023”. Nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, có tính kích thích nhu cầu, hứng thú và tham gia hoạt động của trẻ.

Tại Hội thi "Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cấp học mầm non tỉnh Đắk Lắk, năm học 2022-2023” ghi nhận rất nhiều sản phẩm được thiết kế theo kiểu lắp ghép nên sử dụng được cho nhiều hoạt động, nhiều nội dung vừa học, vừa chơi.

Đặc biệt nhiều bộ đồ dùng được làm từ những nguyên vật liệu tái sử dụng như các loại cây, lá, hoa quả khô, vỏ dừa, vỏ sò, vỏ ốc, ống hút, bìa cát tông, vỏ - nắp chai nhựa, hộp bánh, que kem, thùng giấy, thùng xốp… dễ làm, ít tốn kém, góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời mang tính giáo dục đối với trẻ.

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi với 32 đội thi đến từ 15 phòng GD-ĐT và 1 đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT, Hội thi đã có 126 sản phẩm, gồm: 45 bộ đồ dùng dạy học, 81 bộ đồ chơi tự tạo. Với 6 bộ đồ dùng dạy học và 15 bộ đồ chơi tự tạo, phòng GD-ĐT huyện Buôn Đôn là đơn vị có nhiều sản phẩm nhất.

Kết thúc hội thi, phòng GD-ĐT huyện M’Drắk xuất sắc đạt giải Nhất toàn đoàn.

Các phòng GD-ĐT: Buôn Ma Thuột, Buôn Đôn và Ea Súp đạt giải Nhì.

Giải Ba thuộc về các phòng GD-ĐT: Buôn Hồ, Ea Kar, Krông Pắc, Krông Búk và Krông Năng.

Các đơn vị còn lại đạt giải Khuyến khích.

Ban tổ chức cũng trao 13 giải sản phẩm cho nội dung thi làm đồ dùng dạy học, và 14 giải cho nội dung thi làm đồ chơi tự tạo.

Đại diện phòng GD-ĐT Buôn Ma Thuột đạt giải Nhất thi làm đồ dùng dạy học; đại diện phòng GD-ĐT M’Drắk đạt giải Nhất thi làm đồ chơi tự tạo.


Sản phẩm của các cô giáo đến từ huyện M'Drắk. Nguồn: giaoducthoidai.vn

Theo đánh giá của Ban giám khảo, hầu hết các sản phẩm đều đã thể hiện đúng yêu cầu của hội thi. Các sản phẩm đều được làm từ nguyên vật liệu thông dụng, dễ kiếm, hiệu quả kinh tế, ít tốn kém, thân thiện, an toàn với trẻ. Nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, có tính kích thích nhu cầu, hứng thú và tham gia hoạt động của trẻ em; phù hợp tâm lí lứa tuổi trẻ về màu sắc, sự đa dạng và linh hoạt về cách chơi, cách sử dụng…

Nhân dịp này, bà Oanh cũng thay mặt lãnh đạo Sở GD-ĐT kêu gọi đội ngũ nhà giáo trên địa bàn tỉnh cần phát huy tình thần, trách nhiệm, tình yêu nghề mến trẻ, tích cực tự làm đồ dùng, đồ chơi phục phụ cho việc giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Thanh Mai (T/h)

Tags Đắk Lắk; đồ chơi thân thiện môi trường; tái chế đồ chơi

Các tin khác

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa năm 2024 tại chợ Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, nhằm tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên, người dân nâng cao ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự