Yên Thành - Nghệ An: Xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với bảo vệ môi trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/11/2022 | 3:42:19 PM

QLMT - Sau khi về đích nông thôn mới vào năm 2019, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) xác định công cuộc xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Huyện quyết định bước vào xây dựng nông thôn mới với mục tiêu từ nay đến năm 2030 phải đạt được hai tiêu chí: nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) xác định công cuộc xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc

Chủ tịch UBND huyện Yên Thành, ông Phan Văn Tuyên cho biết: "Yên Thành là huyện tiên phong trong tỉnh về xây dựng nông thôn mới nâng cao, mục tiêu đặt ra là hoàn thành vào năm 2025 nhưng sẽ phấn đấu về đích sớm hơn một năm”. Người đứng đầu chính quyền huyện phấn khởi cho biết thêm: Năm 2021, huyện đã có 5 xã đạt nông thôn mới nâng cao là: Hoa Thành, Sơn Thành, Tân Thành, Tăng Thành, Long Thành. Dự kiến cuối năm 2022, huyện tiếp tục có 7 xã (Bắc Thành, Đồng Thành,Xuân Thành, Nhân Thành, Hồng Thành, Thọ Thành, Tiến Thành) đạt nông thôn mới nâng cao, chiếm gần 1/3 số xã của huyện (12/38 xã).

Ông Tuyên chia sẻ: "Tính đến nay, Yên Thành là huyện duy nhất của cả tỉnh có 5 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Với tiến độ này, chắc chắn mục tiêu năm 2025 toàn huyện đạt nông thôn mới nâng cao là khả thi. Cách làm của chúng tôi là: Hàng năm, lãnh đạo huyện chọn các địa phương có tiềm năng xây dựng nông thôn mới nâng cao để có định hướng phấn đấu, đồng thời giao cho các phòng ở huyện theo chuyên môn, giúp địa phương lĩnh vực phòng phụ trách; Giao cho các xã được chọn, phải song hành xây dựng luôn 2 tiêu chí: vừa hoàn thành nông thôn mới nâng cao, vừa xây dựng tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu”.

Những xã xây dựng nông thôn mới tại Yên Thành, ngoài nguồn lực ở địa phương, nguồn lực xã hội hóa, còn được huyện hỗ trợ về kinh phí, xi măng. Sau khi đạt nông thôn mới sẽ được huyện khen thưởng… Vì vây, từ trên xuống dưới, từ người dân đến chính quyền huyện, xã đều rất quyết tâm, đồng sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.



Để minh chứng cho sự quyết tâm đó, lãnh đạo huyện giới thiệu với phóng viên về xã Tăng Thành, một xã nằm cạnh trung tâm huyện. Đây là xã đã đạt nông thôn mới nâng cao, đang tiếp tục xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Ông Đào Văn Khai - Chủ tịch UBND xã Tăng Thành cho biết: Xã Tăng Thành đạt nông thôn mới từ 2015, đạt nông thôn mới nâng cao năm 2021. Chính quyền xã đang chỉ đạo xây dưng nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó chú trọng các tiêu chí sáng, xanh, sạch, đẹp. Toàn xã có 7 xóm, tất cả các xóm đều được đầu tư để đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, hai bên đường trồng cây xanh, đầu tư lắp đặt cột cao áp, bóng đèn sáng… Mỗi xóm được xã đầu tư 500 triệu đồng, dân đóng góp 500 triệu đồng, tổng kinh phí là 1 tỷ đồng để xây dựng từng xóm theo 10 tiêu chí mà xã đề ra đó là: Có Hội quán (theo mẫu, trị giá trên 500 triệu đồng) có tường bao quanh và cổng với diện tích 3500m2, chỗ ngồi cho 200 đại biểu; sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân khấu ngoài trời, nhà vệ sinh tự hoại; cột cờ, đường đi bộ xung quanh sân vận động; khu thể thao ngoài trời cho người già và trẻ em… Đây quả là những tiêu chí giống với khu dân cư đô thị của thành phố nhưng đang trở thành hiện thực trên vùng nông thôn kiểu mẫu Tăng Thành.

Tại xã Sơn Thành, một xã điểm về xây dựng nông thôn mới của huyện, đã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, đang xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu lại là điểm sáng về công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) và phòng cháy chữa cháy (PCCC). Tại Sơn Thành, có 8 xóm, mỗi xóm có một ban tự quản, có 92 tổ liên gia tự quản chuyên cung cấp tin tức về ANTT cho lực lượng công an. Ngoài ra, theo đại úy Nguyễn Mạnh Thắng - Trưởng Công an xã thì tại Sơn Thành còn có các tổ tuyên truyền bảo vệ pháp luật, PCCC, cổng trường an toàn giao thông. Đặc biệt tại Sơn Thành, mỗi xóm có 1 tổ Cựu chiến binh CCB (từ 14 - 16 người) thường xuyên tuần tra, đảm bảo ANTT, giải tán thanh niên tụ tập rượu chè, đua xe… Nhờ vậy, Sơn Thành ngày nay vừa giàu mạnh, vừa bình yên.

Đồng Thành còn được biết đến là huyện có thế mạnh phát triển kinh tế. Xã có 2 sản phẩm nổi tiếng, không những trong tỉnh mà trên khắp cả nước, đó là Cam Đồng Thành đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2021 và sản phẩm mật ong đã được cấp chứng chỉ Làng nghề nuôi và chế biến mật ong thương phẩm năm 2020, hiện đang lập hồ sơ để cuối năm 2022 đề nghị cấp chứng chỉ sản phẩm đat OCOP. 

Cam Đồng Thành

Toàn xã Đồng Thành có 95 hộ trồng cam, tổ chức thành hợp tác xã với diện tích 131 ha, năm 2021 cho sản lượng 1400 tấn, giá trị đạt xấp xỉ 43 tỷ đồng. Làng nghề mật ong hiện có 141 hộ thành viên nuôi ong, số lượng đàn ong là 1300 đàn, tổng ước tính cả năm đạt 10.400 chai với tổng doanh thu là 2.080.000.000 đồng /năm.

Xây dựng Nông thôn mới huyện Yên Thành khá đa dạng, phong phú, mỗi xã có một màu sắc, thế mạnh riêng. Đặc biệt là sự đồng tình, đoàn kết của toàn đảng, toàn dân quyết tâm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiếu mẫu trong những năm cuối thập niên 20 và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai, như lãnh đạo huyện Yên Thành từng khẳng định: Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, sẽ là đơn vị đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu của tỉnh Nghệ An.

Văn Phú

Tags huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An xây dựng nông thôn mới

Các tin khác

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa năm 2024 tại chợ Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, nhằm tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên, người dân nâng cao ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự