Tái sử dụng, tái nạp chất thải nhựa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/4/2022 | 2:53:15 PM

Tái sử dụng, tái nạp (Reuse-ref ill) là một dạng của mô hình kinh doanh tuần hoàn đang dần được phổ biến trong lĩnh vực bao bì, đóng gói thực phẩm…

Đây được xem là giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải nhựa vốn đang trở thành gánh nặng về môi trường cho các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Kinh nghiệm từ Indonesia

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - cho biết, các quốc gia trên thế giới hiện cũng xác nhận, kinh tế tuần hoàn là một chính sách trọng tâm và đang xây dựng các mục tiêu, khuôn khổ báo cáo để định hướng chiến lược và đầu tư.


Tái sử dụng góp phần giảm thiểu chất thải nhựa

Là quốc gia ô nhiễm chất thải nhựa lớn thứ 2 trên thế giới, mỗi năm Indonesia tạo ra 6,8 triệu tấn chất thải nhựa; trong đó, khoảng 620.000 tấn mỗi năm rò rỉ vào đường thủy và đại dương, nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ sẽ tăng 30% vào năm 2025 và hơn gấp đôi trong vòng một thế hệ (tức là vào năm 2040).

Để giải quyết thực trạng trên, Đối tác hành động nhựa quốc gia Indonesia (NPAP) đã phát triển 5 hành động chính, đây là kế hoạch phân tích toàn diện đầu tiên của nước này về các giải pháp nhựa với mục tiêu giảm 70% lượng rác thải nhựa trên biển vào năm 2025. Trong đó, 1 trong 5 hành động chính là "Giảm thiểu và thay thế” dự kiến ngăn chặn việc tiêu thụ khoảng 6,5 triệu tấn nhựa mỗi năm vào năm 2040.

Một trong các giải pháp cụ thể được đại diện tổ chức "Lối sống không có chất thải nhựa” của Indonesia chia sẻ là xây dựng các liên danh khuyến khích không sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần trong ngành khách sạn, nhà hàng. Thúc đẩy việc chứa nước lọc bằng chai thủy tinh thay cho chai nhựa. Mô hình này đã cho thấy tính khả thi và mang lại hiệu quả tích cực, đóng góp lớn vào giảm thiểu rác thải nhựa tại Indonesia.

Hành động của Việt Nam

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, tái sử dụng, tái nạp (Reuse-refill) là một dạng của mô hình kinh doanh tuần hoàn đang dần được đón nhận và phổ biến trong lĩnh vực bao bì, đóng gói thực phẩm… Ở Việt Nam, các mô hình kinh doanh này đã xuất hiện từ trước nhưng còn manh mún, chưa mang tính hệ thống, toàn diện.

Một thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, chất thải rắn đô thị phát sinh ở Việt Nam dự báo đạt 54 triệu tấn vào năm 2030. Điều đáng quan ngại là hiện phần lớn chất thải của Việt Nam đang được xử lý "thô sơ” bằng chôn lấp. Chính vì vậy, việc tìm giải pháp để hướng đến tái sử dụng, tái nạp, thực hiện kinh tế tuần hoàn là rất quan trọng.

Để giải quyết vấn nạn rác thải nhựa, nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật; phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ việc sử dụng tuần hoàn sản phẩm và chất thải; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh tái chế, các mô hình liên kết vùng, liên kết đô thị với nông thôn và các mô hình khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt được tiêu chí của kinh tế tuần hoàn.

Đồng thời, khuyến khích phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải; huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật; hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ về kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật.

Dự kiến, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2023.

Theo Báo Công thương

Tags tái nạp tái sử dụng mô hình kinh doanh tuần hoàn bao bì tái chế chất thải nhựa

Các tin khác

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa năm 2024 tại chợ Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, nhằm tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên, người dân nâng cao ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự