Đổi phế liệu lấy thực phẩm

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/10/2021 | 10:16:39 AM

QLMT - "Đổi phế liệu lấy thực phẩm sạch" là ý tưởng của một công ty trên địa bàn phường Văn Miếu (quận Đống Đa, TP Hà Nội) được triển khai từ 22-9 nhằm mục đích hỗ trợ bà con trong mùa dịch Covid-19 và lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tới tất cả mọi người.


Gian hàng đổi phế liệu lấy thực phẩm. Ảnh: ITN

Hiện tại, công ty nói trên có khoảng 20 gian hàng đổi phế liệu lấy thực phẩm đang hoạt động. Các gian hàng có đầy đủ rau, củ, quả, nông sản tươi sống... Tất cả người dân khi mang phế liệu đến đây sẽ được quy đổi thành tiền và cửa hàng sẽ trả bằng sản phẩm nông sản. Giá của các loại phế liệu được công khai trên website của công ty nói trên như sau: vỏ lon nhôm là 200 đồng/1 vỏ; bìa cát-tông, ni-lông, chai nhựa là 3.000 đồng/1kg; nhựa có thể tái chế là 3.500 đồng/1kg, sắt dây đai, tôn vụn là 6.000 đồng/1kg, sắt vụn loại 1 là 9.000 đồng/kg.

Ngoài ra, nếu không có phế liệu để đổi, người dân vẫn được mua nông sản tại gian hàng theo bảng giá niêm yết công khai.

Quản lý cửa hàng đổi phế liệu lấy thực phẩm cho biết: Ngay từ khi triển khai các gian hàng đã nhận được rất nhiều sự đồng tình ủng hộ của bà con. Gian hàng cũng giúp đỡ được cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều người dân cho biết, từ khi có chương trình đổi phế liệu lấy thực phẩm gia đình họ đã tích trữ vỏ lon, rác thải rắn để mỗi tuần một lần mang phế liệu ra gian hàng đổi lấy rau, củ, quả. Những mặt hàng tại đây cũng rất đa dạng và tươi ngon.  

Mỗi ngày các ngày gian hàng thu mua trung bình được từ 100 đến 150 kg phế liệu, thậm chí có ngày lên đến 200 kg. Công ty dự kiến thời gian tới sẽ triển khai thêm mô hình đổi phế liệu lấy sữa và đồ dùng học tập tại các trường tiểu học và trung học trên toàn quốc. 

Được biết, hoạt động trên nằm trong chuỗi "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường" do Công ty E&C và Gokij Group phối hợp tổ chức.

Ngọc Hà


Tags phế liệu thực phẩm đổi rác

Các tin khác

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa năm 2024 tại chợ Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, nhằm tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên, người dân nâng cao ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục