Tái chế nước thải thành nước uống vẫn còn nhiều rào cản

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/10/2021 | 5:08:57 PM

QLMT - Nếu nước thải được xử lý đúng cách, có thể giúp tiết kiệm nguồn nước quý giá và giảm thải độc ra cho môi trường, thậm chí có thể tái chế nước thải thành nước uống.

Một đoạn video về tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng của nước thải tới môi trường vừa được chia sẻ trên Vnexpress. Video đề cập đến việc tái chế nước thải thành nước uống, mô hình tại Singapore và rào cản tâm lý đối với việc sử dụng nước tái chế.

Theo đó, hiện nay khoảng 80% nước thải toàn cầu được xả ra môi trường mà không qua bất kỳ biện pháp xử lý nào để loại bỏ ô nhiễm. Trong 20% được xử lý chỉ có một phần rất nhỏ được tái sử dụng trực tiếp. 

Đặc biệt, video cũng đã đề cập, nếu được xử lý đạt tiêu chuẩn, nước thải có thể dùng để xả nhà vệ sinh, tưới cây xanh, rửa sạch đường, động cơ máy bay hay các cơ sở công nghiệp.

Tại Singapore, có tới 900.000 lít nước sạch được sản xuất từ nước thải mỗi ngày, đáp ứng 40% nhu cầu nước của thành phố. Với các quy trình tái chế nước nghiêm ngặt, nước thải hoàn toàn có thể được tái sinh để quay lại phục vụ đời sống con người.

Vì nước ngọt chỉ chiếm 2,5% lượng nước có sẵn trên hành tinh nên việc tái sử dụng nước có một ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt tại những nơi nguồn nước hầu như không tồn tại.

Mặc dù vậy việc mở rộng quy trình tái sử dụng nước thải trên toàn cầu vẫn là một thách thức chủ yếu do các rào cản tâm lý trong việc sử dụng nước tái chế.

Hải Thanh

Tags tái chế nước thải xử lý nước thải

Các tin khác

Phụ nữ tại Hải Dương đang áp dụng một mô hình sáng tạo trong xử lý chất thải hữu cơ tại nhà, với việc sử dụng men vi sinh IMO (vi sinh vật bản địa). Đây có thể coi là phương pháp “lợi cả đôi đường”, nhiều ưu điểm, giá rẻ, dễ thực hiện. Song để có thể nhân rộng, cần sự ủng hộ mạnh mẽ từ các cấp, ngành và cộng đồng.

Sáng ngày 8/3, tại chợ nông thôn Vị Thanh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Lễ ra mắt thực hiện mô hình "Phụ nữ xách giỏ đi chợ" nhằm vận động tuyên truyền bảo vệ môi trường và hạn chế sử dụng túi nilon.

Mô hình “Hố rác xanh” được xây dựng tại 10 hộ gia đình ở thôn An Mỹ. Hố được xây dựng bằng gạch, thể tích chứa 0,7 m3, phía trên có nắp đậy kín.

Vừa qua, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Mô hình chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa năm 2024 tại chợ Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, nhằm tuyên truyền đến đoàn viên, thanh niên, người dân nâng cao ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải nhựa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự