Đồng Tháp: Nghề dệt choàng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/5/2023 | 5:34:00 PM

QLMT - Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định đưa Nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (nghề thủ công truyền thống) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ngày nay, làng nghề dệt choàng Long Khánh A không chỉ phát triển nghề dệt mà còn phát triển du lịch. Đây là điểm tham quan trải nghiệm du lịch làng nghề truyền thống độc đáo cho du khách trong và ngoài nước. Du lịch Đồng Tháp ghé thăm làng nghề bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu, tận mắt những công đoạn làm nên chiếc khăn choàng Long Khánh A có lịch sử hơn 100 năm tuổi này. 


Du khách nước ngoài tham quan, trải nghiệm và mua sắm sản phẩm của Làng nghề dệt choàng ở xã Long Khánh A

Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những sản phẩm từ làng dệt choàng Đồng Tháp không chỉ mang nét đặt trưng văn hóa, mà còn đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Tuy mộc mạc nhưng lại được dệt hết sức kỳ công, tỉ mỉ, đây sẽ là món quà vô cùng độc đáo của vùng đất sen hồng thân thương, điểm tô thêm vào văn hóa phương Nam những màu sắc mới mẻ, độc đáo.

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định đưa Nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (nghề thủ công truyền thống) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đồng thời Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trải qua hơn 100 năm tuổi, Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự) hiện có gần 60 hộ theo nghề dệt khăn choàng truyền thống.


Làng nghề dệt choàng Long Khánh

Ngoài 2 màu sắc trắng – đen truyền thống thì khăn choàng Long Khánh A hiện tại còn được dệt phối bằng những màu lạ mắt, tinh tế như: Hồng – trắng, đen – đỏ, xanh – hồng… Không chỉ mang khăn rằn tới với những người dân miệt vườn, những nghệ nhân ở làng dệt choàng Long Khánh đã biến những sản phẩm của quê hương trở thành những món quà lưu niệm, đồ thời trang "độc” và "lạ” phục vụ khách du lịch, người dân thành phố như áo dài, áo bà ba, túi xách, cà vạt, nón…

Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A còn được tỉnh và huyện Hồng Ngự hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà trưng bày, cầu tàu để phục vụ khách tham quan bằng đường thủy. Với những cố gắng trong quá trình phát triển, Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A, không những trở thành làng nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh, mà còn được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hiện tại, huyện Hồng Ngự triển khai nhiều hoạt động du lịch trải nghiệm (nhuộm vải, quay tơ, dệt máy, dệt tay…) tại Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A, đồng thời kết hợp phát triển quà lưu niệm thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Thanh Hạ 

Tags Đồng Tháp Nghề dệt choàng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Các tin khác

Tối 24.11.2023, bộ phim tài liệu "The Tao of Coffee – Cà Phê Đạo" của Warner Bros. Discovery kể về khát vọng và hành trình cà phê Việt Nam chinh phục toàn cầu chính thức phát sóng lần đầu tiên trên kênh Discovery tại Úc và New Zealand.

Triển lãm “Sắp đặt nước và di sản Tháp nước hàng Đậu” là một điểm nhấn quan trọng trong tuyến trải nghiệm di sản đô thị thuộc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023. Địa điểm và sự kiện đã gây chú ý và được đông đảo giới chuyên môn, người dân thủ đô cũng như khách du lịch quan tâm. Những ngày cuối tháng 11/2023, ở khu vực Vườn hoa Vạn Xuân – Tháp nước Hàng Đậu có thể thấy hàng trăm người xếp hàng dài, chờ hàng tiếng đồng hồ để vào tham quan bên trong công trình đặc biệt này.

Hồ Hoàn Kiếm lúc này quy mô chỉ còn bằng một nửa hồ – vốn mang tên Lục Thủy vào thời xảy ra sự kiện ở thế kỷ XV đầy tính huyền thoại mà sau đó nó được mang tên.

Đà Nẵng là đại diện duy nhất của Việt Nam và đứng thứ 2 trong top 11 nơi tốt nhất châu Á mà du khách nên ghé thăm nếu dự định du lịch vào năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục