Thử thách giải quyết vấn đề nước ở Đồng bằng sông Cửu Long

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/6/2023 | 9:06:08 AM

QLMT - Ngày 06/06/2023, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ phối hợp với Trường Ðại học Fulbright Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi động Chương trình thử thách giải quyết vấn đề nước tại Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) - Mekong Water Challenge.


Buổi khởi động được tổ chức cả trực tiếp và trực tuyến

Ðối tượng tham gia chương trình gồm: học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu (độ tuổi 18-40). Mỗi đội có 3 đến 5 thành viên và có ít nhất 1 thành viên đến từ một tỉnh/thành phố của ÐBSCL, nơi có vấn đề về nước mà đội hướng tới giải quyết hoặc từng có kinh nghiệm phối hợp triển khai dự án tương tự tại địa phương đó.

 
3 đội có giải pháp công nghệ hoặc kinh doanh đột phá để nâng cao môi trường sống và thúc đẩy tính bền vững của ÐBSCL sẽ nhận được quỹ hỗ trợ để thực hiện giải pháp của mình. Tổng giải thưởng dành cho chương trình lên đến 10.000 USD. Thời gian nộp hồ sơ tham gia Chương trình từ ngày 6/6 đến hết ngày 25/06/2023, dự kiến vòng chung kết diễn ra ngày 06/10/2023.

Đây là chương trình đổi mới sáng tạo nhằm nhằm xác định, tìm giải pháp, giải quyết các vấn đề về nước ở ÐBSCL. Mekong Water Challenge được xây dựng thông qua sự hợp tác giữa các trường đại học, viện nghiên cứu và nhóm cộng đồng. Qua đó, thử nghiệm giải quyết các vấn đề về nước ở ÐBSCL trong vòng 3 tháng bằng cách tiếp cận với 3 nguyên tắc: áp dụng kiến thức đa ngành, lấy con người làm trung tâm và đổi mới sáng tạo.

LÂM HÀ


Tags Đồng bằng sông Cửu Long giải pháp vấn đề về nước

Các tin khác

Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp của Australia đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng xanh, sạch, tái tạo và thân thiện với môi trường.

Trước thực tế có nhiều vụ cháy nổ pin lithium-ion gây hậu quả nghiêm trọng, các nhà khoa học đang bắt tay phát triển các công nghệ "không cháy", giúp pin lithium-ion an toàn hơn với người sử dụng.

Nhiều nơi tại Mỹ đã tận dụng lốp xe cũ chôn xuống mặt đường khi thi công, vừa cải thiện chất lượng và an toàn đường bộ lại góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghiệp tương lai tại Đại học Nam Úc (UniSA) đã thiết kế một trang trại nổi trên biển với khả năng tự lọc nước biển thành nước ngọt để trồng trọt, thậm chí là uống được.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục