QLMT - Nhằm hỗ trợ việc phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái các-bon xanh miền duyên hải, công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ Amazon và Tổ chức Bảo tồn quốc tế đã công bố việc thành lập Viện Các-bon xanh quốc tế.
Viện Các-bon xanh quốc tế ra mắt nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2022 (COP27).
Các-bon xanh là các bon được cất giữ trong các hệ sinh thái duyên hải và sinh thái biển, chẳng hạn như rừng ngập mặn, cỏ biển, đầm lầy, thủy triều. Những hệ sinh thái này thu giữ và lưu trữ khối lượng lớn các-bon trong cây cối, các lớp trầm tích bên dưới, nhờ đó được công nhận là một phần quan trọng của giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
Viện Các-bon xanh quốc tế sẽ được đặt tại Singapore để có thể tập trung hỗ trợ khu vực Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương trong quá trình hiện thực hóa tiềm năng các-bon xanh khổng lồ của các khu vực này.
Bộ Phát triển kinh tế Singapore sẽ hỗ trợ Viện Các-bon xanh quốc tế trở thành một trung tâm tri thức phục vụ mục đích xây dựng năng lực, trình độ, tiêu chuẩn và phương pháp luận để phát triển và mở rộng quy mô của các dự án các-bon xanh khẩn cấp. Trong năm đầu tiên, hoạt động này sẽ bao gồm xây dựng các công cụ hỗ trợ phục hồi các hệ sinh thái các-bon xanh theo phương pháp khoa học, phát triển các hướng dẫn chính về các-bon xanh trong chỉ tiêu đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), và mở rộng lượng kiến thức liên quan đến giá trị khí hậu của các hệ sinh thái cỏ biển và tảo bẹ.
Khu vực Đông Nam Á chiếm tới hơn một phần ba diện tích rừng ngập mặn toàn thế giới, tuy nhiên đây cũng là khu vực có tổn thất lớn nhất về rừng ngập mặn. Trong các khu vực ở châu Á và các đảo Thái Bình Dương, cộng đồng duyên hải ngày càng có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng và các trận bão mạnh hơn. Các hệ sinh thái các-bon xanh tăng cường khả năng phòng thủ của các cộng đồng chống lại hiệu ứng khí hậu, đồng thời cung cấp nước ngọt, hỗ trợ đa dạng sinh học và lợi ích tự nhiên khác.
Hải Thanh
Tags
Viện Các-bon xanh
Khu vực Đông Nam Á
Amazon
Tổ chức Bảo tồn quốc tế
Một công ty khởi nghiệp của Ai Cập đang đặt mục tiêu biến 5 tỷ túi nylon thành những viên gạch ốp có độ bền chắc hơn cả xi măng. Ý tưởng này xuất hiện trong bối cảnh hàng tấn rác thải nhựa đang tràn vào bờ biển Địa Trung Hải.
Thủy tinh dù được biết là có thể tái chế hoàn toàn, nhưng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho rằng chỉ khoảng một phần ba khối lượng thủy tinh sau tiêu dùng thực sự được tái chế. Một loại tấm ốp mới làm bằng thủy tinh dùng trong lĩnh vực xây dựng có thể giúp làm tăng con số đó.
Bất kỳ ai từng ăn càng cua tươi hoặc đuôi tôm hùm, đều có thể gặp khó khăn ở mức độ nhất định khi cắn lớp vỏ cứng.
Vừa qua, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái Đất gia tăng đang gây ra "mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".