Đánh giá an ninh nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/5/2022 | 2:52:17 PM

QLMT - PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cùng các cộng sự tại Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá an ninh nguồn nước phục vụ xây dựng quy hoạch tài nguyên nước: áp dụng thử nghiệm trên lưu vực sông Đồng Nai”.

Mục tiêu thực hiện đề tài là xây dựng cơ sở khoa học đánh giá an ninh nguồn nước (ANNN) các lưu vực sông chính ở Việt Nam; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng nước ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp bảo đảm ANNN, quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; và áp dụng thử nghiệm đánh giá ANNN trên lưu vực sông Đồng Nai.

Đánh giá an ninh nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua TP biên Hòa. Ảnh: ITN

Dựa trên việc tổng hợp các bộ chỉ số có khả năng áp dụng cho các lưu vực sông của Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ANNN áp dụng cho lưu vực sông Đồng Nai dựa trên khung đánh giá ANNN của Diễn đàn nước Châu Á - Thái Bình Dương (2013) khuyến nghị cho các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo đó bộ chỉ số đo lường ANNN ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gồm 5 nhóm chỉ số chính là: ANNN hộ gia đình, ANNN kinh tế, ANNN đô thị, ANNN môi trường và khả năng chống chịu đối với thiên tai do nước.

ANNN tổng hợp được chia thành 5 mức: Mức nguy hiểm, mức cảnh báo, mức đảm bảo năng lực, mức hiệu quả và mức hình mẫu. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng nước bao gồm 5 nhóm tiêu chí: Năng suất nhân tố tổng hợp và hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, giá trị kinh tế sử dụng nước sinh hoạt, giá trị kinh tế sử dụng nước nông nghiệp, giá trị kinh tế sử dụng nước công nghiệp, giá trị kinh tế sử dụng nước dịch vụ và hoạt động công.

Bốn thách thức đối với ANNN Việt Nam trong tương lai, đó là: Bốn lưu vực sông chính tạo ra 80% GDP của Việt Nam hiện đang đối mặt với tình trạng căng thẳng nước vào mùa khô;  Vấn đề sẽ gia tăng nghiêm trọng hơn nếu vẫn giữ các hoạt động như hiện nay; Mâu thuẫn do phân bổ tài nguyên nước giữa nhu cầu phát triển thủy điện và các nhu cầu sử dụng nước khác có thể làm gia tăng căng thẳng nước; Dự báo tác động lớn lên nền kinh tế trong điều kiện hoạt động như hiện nay.

Hải Thanh

Tags an ninh nguồn nước tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai

Các tin khác

Trong bối cảnh lũ lụt nghiêm trọng tại Dubai, một cảnh báo mới được đưa ra về nguy cơ bất ổn ngoại giao và những hậu quả khôn lường của công nghệ gieo mây, gây mưa nhân tạo.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Thông tin ngày 15/4 từ Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết một đoàn thám hiểm quốc tế đã phát hiện 22 hang động mới cùng 3 hang động được khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame (Hoa Kỳ) đã phát triển lớp phủ kính mới giúp ngăn chặn tia UV và tia hồng ngoại, giảm nhiệt độ phòng và giảm tiêu thụ năng lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự