Vi khuẩn sản xuất điện từ khí mê tan

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/4/2022 | 2:25:10 PM

Trong một nghiên cứu mới, các nhà vi sinh vật học tại trường Đại học Radboud, Hà Lan đã chứng minh khả năng thúc đẩy vi khuẩn tiêu thụ khí mê tan để sản xuất điện năng trong phòng thí nghiệm.


Ảnh minh hoạ

Vi khuẩn Candidatus Methanoperedens sử dụng khí mêtan để sinh trưởng và xuất hiện tự nhiên trong các thủy vực nước ngọt như mương và hồ. Ở Hà Lan, vi khuẩn này chủ yếu phát triển mạnh ở những nơi mà nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm nitơ, vì chúng cần nitrat để phân hủy mê tan.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu thêm về các quá trình chuyển đổi diễn ra trong vi sinh vật. Ngoài ra, họ cũng tò mò về khả năng sử dụng vi khuẩn để sản xuất điện. Cornelia Welte, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Điều này có thể rất hữu ích cho ngành năng lượng. Trong các cơ sở lắp đặt khí sinh học hiện nay, khí mê tan được tạo ra bởi vi sinh vật và sau đó được đốt cháy, làm quay tuabin để sản sinh năng lượng. Gần một nửa lượng khí sinh học được chuyển đổi thành điện năng và đây là công suất tối đa có thể đạt được. Chúng tôi muốn đánh giá triển vọng tăng thêm công suất bằng cách sử dụng vi sinh vật”.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra khả năng sản xuất năng lượng nhờ có vi khuẩn anammox sử dụng amoni trong quá trình chuyển đổi này thay vì mê tan. Nhà vi sinh vật học Heleen Ouboter, một trong số các tác giả, cho biết: "Quá trình chuyển đổi đó ở những vi khuẩn này về cơ bản là giống nhau. Chúng tôi tạo ra một loại pin có hai thiết bị đầu cuối: một là thiết bị đầu cuối sinh học và còn lại là thiết bị đầu cuối hóa học. Chúng tôi nuôi cấy vi khuẩn trên một trong các điện cực, nơi vi khuẩn "hiến tặng” các điện tử bắt nguồn từ quá trình chuyển hóa khí mê tan”.

Thông qua cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu đã chuyển đổi 31% khí mê tan thành điện năng. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu tăng hiệu suất cao hơn bằng cách cải tiến hệ thống.

Theo NASATI

Tags mê tan vi khuẩn sản xuất điện

Các tin khác

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Thông tin ngày 15/4 từ Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết một đoàn thám hiểm quốc tế đã phát hiện 22 hang động mới cùng 3 hang động được khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame (Hoa Kỳ) đã phát triển lớp phủ kính mới giúp ngăn chặn tia UV và tia hồng ngoại, giảm nhiệt độ phòng và giảm tiêu thụ năng lượng.

Với nỗ lực không ngừng, Công ty Cổ phần Cấp nước Phú Hoà Tân đã ghi nhận những bước tiến vững chắc trong việc giảm thất thoát nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự