Phạt nặng và công khai doanh nghiệp vi phạm quy định tái chế, xử lý chất thải

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/4/2022 | 12:15:13 PM

Nội dung này được quy định cụ thể tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các loại sản phẩm, bao bì chứa chất độc hại, khó tái chế như: thuốc bảo vệ thực vật, kẹo cao su, tã bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần, thuốc lá và đồ nhựa dùng một lần, đồ nội thất, vật liệu xây dựng, quần áo, đồ da, giày dép, đồ chơi và túi nilon khó phân hủy kích thước nhỏ... đều phải nộp bản kê khai trước ngày 31/3 và nộp tiền hỗ trợ xử lý chất thải trước ngày 20/4/2022 về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải.


Doanh nghiệp không đóng tiền vào Quỹ Bảo vệ môi trường sẽ bị công khai

Tuy nhiên, theo Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai theo quy định. Để giải quyết tình trạng này, dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đưa ra các mức xử phạt nặng đối với doanh nghiệp vi phạm các quy định về trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải.

Trong đó, các doanh nghiệp có một trong các hành vi như: không thực hiện tái chế; không nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế; không nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải; nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải quá thời hạn 91 ngày trở lên; tái chế phế liệu nhập khẩu để tính vào tỷ lệ tái chế bắt buộc của nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc sử dụng một kết quả tái chế cho nhiều nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc hoặc sử dụng kết quả tái chế cho nhà sản xuất, nhập khẩu để đề nghị được hỗ trợ tái chế sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng.

Không những bị phạt nặng, các doanh nghiệp có các hành vi vi phạm như trên còn bị công khai tên doanh nghiệp vi phạm trên Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia.

Theo Báo TN và MT

Tags xử phạt vi phạm hành chính dự thảo tái chế xử lý chất thải

Các tin khác

Phái đoàn EU tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD vừa phối hợp với UBND huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khởi động chương trình tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu của 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn số 612/UBND-KT về việc chỉ đạo thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về công tác quản lý, bảo tồn Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Để du lịch phát triển và bền vững trong tương lai thì xu hướng chuyển đổi Xanh được cho là giải pháp hữu hiệu và cấp thiết trong thời gian tới. Đây cũng là xu thế tất yếu của du lịch thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục