Trong gần 10 năm, Hà Nội cấp 3429 giấy phép lĩnh vực tài nguyên nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/10/2021 | 4:12:31 PM

QLMT - Từ năm 2011 đến tháng 7/2021, UBND thành phố Hà Nội đã cấp 3429 giấy phép lĩnh vực tài nguyên nước, trong đó có 25 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, 30 giấy phép thăm dò nước dưới đất, 416 giấy phép khai thác nước dưới đất, 24 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt và 2934 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Đó là các số liệu được công bố trong Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Tài nguyên nước năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).

Sau khi Luật tài nguyên nước 2012 được ban hành, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản, quyết định để triển khai các nhiệm vụ được giao như: Quyết định số 4590/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; Quyết định số 8430/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 về việc công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc chức năng quản lý của Sở TN&MT trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 25/01/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay, UBND Thành phố đang giao Sở TN&MT chủ trì lấy ý kiến các Sở, ban, ngành có liên quan về dự thảo Kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố. Riêng với lĩnh vực nước sạch, hiện tại Thành phố Hà Nội đang yêu cầu toàn bộ các công ty, đơn vị cấp nước trên địa bàn công bố chất lượng nước sạch trên cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các đơn vị cấp nước trên địa bàn thực hiện quan trắc tự động, trực tuyến, truyền số liệu về Sở để kiểm tra, theo dõi.


Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh:ITN

Để bảo vệ nguồn nước động thời hạn chế lan rộng vùng ô nhiễm, Thành phố đã tiến hành các biện pháp ngăn chặn, xử lý, giảm ô nhiễm thuộc phạm vi quản lý và xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch phục hồi nguồn nước nội tỉnh.  Công tác xử lý giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước của Thành phố vì vậy đạt được nhiều kết quả khả quan.

Hà Nội đã thực huện xử lý ô nhiễm nước tại 90 hồ khu vực nội thành, 44 hồ khu vực ngoại thành; kêu gọi các tổ chức, cơ quan nghiên cứu giải pháp xử lý cải thiện ô nhiễm các sông của Thành phố. Hiện nay Hà Nội đã xây dựng 6 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất 276.000 m3/ngày đêm, đáp ứng khoảng 28,8% tổng lưu lượng nước thải phát sinh. 100% khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố đang hoạt động đã xây dựng và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung. 26/43 cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung. 100% bệnh viện tư nhân có hệ thống xử lý nước thải; 27/28 bệnh viện do Thành phố quản lý có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước, UBND thành phố đã giao Sở TN&MT chủ trì, lấy ý kiến UBND các quận, huyện, thị xã, các Sở, ngành có liên quan, tổ chức cá nhân về hồ sơ công bố vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố. Thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn, sụt, lún đất và sạt, lở bờ, bãi sông trên địa bàn. Theo thống kê của UBND thành phố Hà Nội từ 2012 đến nay có 9 vụ sụt lún nền đất, UBND thành phố đã giao Sở TN&MT và UBND các huyện có liên quan tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân và xử lý sự cố với kinh phí trên 20 tỷ đồng.

Từ năm 2013 đến nay, Thành phố đã tổ chức 9 đoàn đoàn kiểm tra, phát hiện xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước, môi trường nước. Tổng số tiền xử phạt vi phạm năm 2013 là 22.800.000 đồng, năm 2020 là hơn 695 triệu đồng, xử lý vi phạm hành chính về môi trường nước trên 61 tỷ đồng.

Đình Quang

Tags giấy phép tài nguyên nước Luật tài nguyên nước 2012 nước dưới đất điều tra cơ bản tài nguyên nước xử lý ô nhiễm nước

Các tin khác

Phái đoàn EU tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD vừa phối hợp với UBND huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khởi động chương trình tăng cường năng lực chống chịu biến đổi khí hậu của 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ.

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành công văn số 612/UBND-KT về việc chỉ đạo thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Di sản thế giới về công tác quản lý, bảo tồn Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Để du lịch phát triển và bền vững trong tương lai thì xu hướng chuyển đổi Xanh được cho là giải pháp hữu hiệu và cấp thiết trong thời gian tới. Đây cũng là xu thế tất yếu của du lịch thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự